Do bận công việc nên vợ chồng bà A nhờ mẹ là (bà ngoại) đi làm giấy khai sinh cho con. Tuy nhiên, do sơ suất nên bà đã khai sai tên đệm của chồng bà A từ Y Tuiñ Niê thành Y Tuin Niê . Xin hỏi, trong trường hợp này, gia đình bà A muốn sửa lại tên đệm của cha trong giấy khai sinh cho con thì cần làm những thủ tục gì?

FAQs — lúc 23:34:52 ngày 22/11/2019

Do bận công việc nên vợ chồng bà A nhờ mẹ là (bà ngoại) đi làm giấy khai sinh cho con. Tuy nhiên, do sơ suất nên bà đã khai sai tên đệm của chồng bà A từ Y Tuiñ Niê thành Y Tuin Niê . Xin hỏi, trong trường hợp này, gia đình bà A muốn sửa lại tên đệm của cha trong giấy khai sinh cho con thì cần làm những thủ tục gì?

Trả lời

Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của cá nhân do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân khi được đăng ký khai sinh; nội dung Giấy khai sinh bao gồm các thông tin cơ bản về cá nhân, là cơ sở để xác định mọi thông tin về nhân thân của cá nhân trên các giấy tờ khác phát sinh trong đời sống hàng ngày của người đó.
Các hồ sơ, giấy tờ của cá nhân có nội dung về họ, chữ đệm, tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với thông tin trên Giấy khai sinh của người đó. Nhiều khi thông tin trên giấy khai sinh và thông tin trên các giấy tờ khác liên quan có sự khác nhau thì việc xác minh, xác nhận làm rõ các nội dung thông tin để chứng minh cá nhân đó có các thông tin khác nhau đó là một việc rất phức tạp. Do vậy, khi phát hiện thông tin sai lệch trên giấy tờ gốc thì nên đính chính sửa để thuận tiện trong các giao dịch, quan hệ phát sinh khác trong cuộc sống hàng ngày.
Theo quy định tại Điều 27 của Luật Hộ tịch 2014 về thẩm quyền thay đổi cải chính, bổ sung thông tin trong giấy khai sinh thì: “UBND cấp xã, phường, thị trấn nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của cá nhân có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho người chưa đủ 14 tuổi; bổ sung hộ tịch cho công dân Việt Nam cư trú ở trong nước”. Do vậy, đối với trường hợp của bà A nếu con của bà chưa đủ 14 tuổi thì bạn đến UBND cấp xã nơi cư trú thực hiện đính chính lại thông tin trên giấy khai sinh cho cháu. Còn nếu con bà A trên 14 tuổi thì thẩm quyền cải chính thông tin trong giấy khai sinh thuộc cấp UBND quận, huyện. Tương tự, Điều 7 - Nghị định 123/2015/NĐ-CP của Chính phủ cũng quy định: “Việc thay đổi họ, chữ đệm, tên cho người dưới 18 tuổi theo quy định tại khoản 1, Điều 26 của Luật Hộ tịch phải có sự đồng ý của cha, mẹ người đó và được thể hiện rõ trong Tờ khai; đối với người từ đủ 9 tuổi trở lên thì còn phải có sự đồng ý của người đó”. Cũng theo Nghị định này, việc cải chính hộ tịch theo quy định của Luật Hộ tịch là việc chỉnh sửa thông tin cá nhân trong Sổ hộ tịch hoặc trong bản chính giấy tờ hộ tịch và chỉ được thực hiện khi có đủ căn cứ để xác định có sai sót do lỗi của công chức làm công tác hộ tịch hoặc của người yêu cầu đăng ký hộ tịch.
Về hồ sơ kèm theo, bà A cần những giấy tờ liên quan nhằm chứng minh cho yêu cầu thay đổi của mình như: Giấy kết hôn của bố mẹ; Chứng minh nhân dân; Hộ khẩu của bố mẹ và Giấy khai sinh của con bản cũ có thông tin sai lệch.

Quản trị hệ thống — lúc 23:35:09 ngày 22/11/2019

Quay lại danh sách câu hỏi